Lượt xem: 2934

Ph. Ăng-ghen - “Cây vĩ cầm thứ hai” của giai cấp vô sản toàn thế giới

Xuất thân từ một gia đình thuộc giai cấp tư sản, nhưng Ph.Ăng-ghen đã dành tất cả con tim, khối óc, tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vô sản, hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.



Ph.ăng-ghen - Nhà lý luận lỗi lạc và chiến sĩ cách mạng vĩ đại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nguồn tuyengiao.vn

    Ph. Ăng-ghen (Friedrid Engel) sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng tại Barmen, tỉnh Ranh của Vương quốc Phổ (thuộc nước Đức ngày nay). Sống trong một trung tâm công nghiệp, từ nhỏ, Ăng-ghen đã tận mắt nhìn thấy cuộc sống bần cùng của những người công nhân lao động. Vì thế, Ăng-ghen không muốn như các em trai, trở thành chủ xương theo ý nguyện của cha mà muốn hiến thân cho một sự nghiệp khác cao cả hơn.

    Năm 1841, Ăng-ghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh. Bên cạnh việc tập luyện, Ăng-ghen chú ý nghiên cứu về lý thuyết quân sự và đi nghe những buổi thuyết trình triết học ở trường đại học. 
    
    Cuối năm 1842, Ăng-ghen sang sống ở Anh. Không chịu sự ràng buộc của gia đình, Ăng-ghen quyết định đi sâu tìm hiểu đời sống của người lao động. Thấy rõ sự khổ cực của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ngay trong xã hội tư bản, Ăng-ghen đã viết tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” (năm 1844). Bằng những chứng cứ sinh động của cuộc sống và những tài liệu phong phú của chính quyền tư sản, Ăng-ghen đã vẽ nên bức tranh hiện thực của cuộc đời những người lao động. Cũng thời gian đó, Ăng-ghen công bố bài “Góp phần phê phán chính trị - kinh tế học” (1844), Mác coi đó là một tác phẩm thiên tài về khoa chính trị kinh tế học của giai cấp vô sản.

    Cuối tháng 8/1844, Ăng-ghen gặp Mác ở Pari, cuộc gặp gỡ mười ngày đó đã mở đầu cho một thời kỳ cộng tác lâu dài giữa hai người trong sự nghiệp đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Trong thời gian từ năm 1844 lúc Engels 24 tuổi cho đến năm 1883 lúc Marx mất, hai người đã viết cho nhau 1.386 bức thư. Hai ông đã viết chung cuốn “Gia đình thần thánh” và “Hệ tư tưởng Đức” nhằm phê phán triết học của phái Hê-ghen và Phơi-bách và đặt cơ sở cho triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

    Trong khi nghiên cứu lý luận, Ăng-ghen cùng với Mác đã bắt liên lạc với phong trào công nhân các nước, chú ý đi vào thực tiễn đấu tranh. Năm 1897 hai ông tham gia tổ chức “Liên đoàn những người cộng sản” và theo đề nghị của Đại hội, hai ông khởi thảo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là một văn kiện có tính chất Cương lĩnh đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.

    Tháng 02/1848 cách mạng bùng nổ ở Pháp rồi lan sang Đức và nhiều nước châu Âu khác. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, Mác và Ăng-ghen trở về Đức, ra “Báo Rê-na-ni mới” kêu gọi nhân dân Đức kiên quyết đấu tranh chống chế độ nông nô và chuyên chế phong kiến, vạch trần sự phản bội của giai cấp tư sản Đức. Tháng 5 năm 1849 Ăng-ghen trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân vũ trang ở Tây Nam Đức.

    Trong hai chục năm (1850 - 1870) sống ở Anh, Ăng-ghen viết nhiều tác phẩm tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng vừa qua ở Đức. Ông đi sâu vào nghiên cứu về kinh tế chính trị học và giúp đỡ Mác rất nhiều trong việc biên soạn bộ “Tư bản”. Ông viết rất nhiều bài về quan hệ quốc tế, về nghệ thuật quân sự và nhiều vấn đề khác. Ăng-ghen sử dụng gần 20 thứ tiếng nước ngoài, nói thành thạo 15 thứ tiếng bao gồm các ngôn ngữ chính và nhiều ngôn ngữ địa phương, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói.


Các Mác và Ph.Ăngghen. Nguồn tuyengiao.vn

    Ăng-ghen luôn luôn gần gũi với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong những ngày khó khăn của cách mạng ông vẫn giữ vững sợi dây liên lạc với những người lãnh đạo công nhân các nước. Ông tham gia Quốc tế thứ nhất, cùng với Mác đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phi vô sản.

    Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XIX, nhiều đảng công nhân được thành lập. Để bảo vệ đường lối chủ nghĩa Mác, Ăng-ghen viết tác phẩm quan trọng “Chống Đuy Rinh” (1877) nhằm chống lại những quan điểm tiểu tư sản có tính chất cơ hội chủ nghĩa, ông viết tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên” để tổng kết những tài liệu về khoa học tự nhiên.

    Năm 1883, Các Mác qua đời, Ăng-ghen phải đảm nhận trách nhiệm vẻ vang và nặng nề trong việc lãnh đạo giai cấp vô sản quốc tế. Ông nhận trách nhiệm hoàn thành và xuất bản công trình đồ sộ “Tư bản” mà C. Mác chưa kịp hoàn thành, quyển II năm 1885 và quyển III năm 1894. Song, ông là con người hết mực khiêm nhường và chỉ tự nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai”, bên cạnh “cây vĩ cầm thứ nhất” là C. Mác.

    Năm 1884, Ăng-ghen đã viết xong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước”; “Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1888).

    Trong những năm cuối đời mình, Ăng-ghen đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân. Trong các đại hội của Quốc tế thứ hai, ông đã giành thắng lợi trong việc đấu tranh thông qua những nghị quyết như đòi ngày làm việc 8 giờ, tổ chức ngày Quốc tế Lao động 01/5.

    Ngày 05/8/1895, trái tim của nhà bác học, người thầy lỗi lạc bậc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh, Ph. Ăng-ghen đã vĩnh viễn ra đi.

    Nói về Ph. Ăng-ghen, V.I. Lênin đã khẳng định: Ph.Ăngghen là một “bó đuốc sáng ngời” trong những trí tuệ anh minh, là một “trái tim vĩ đại” trong những trái tim nhân loại.

    Mặc dù đã qua đời đến nay đã hơn một thế kỷ, nhưng đến nay, Ph.Ăngghen vẫn luôn luôn là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một bậc thiên tài trong lịch sử nhân loại. Cùng Mác, Lênin, Hồ Chí Minh, Ph.Ăngghen sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của Nhân dân ta và của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới./.
Quốc Hùng


Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 36
  • Hôm nay: 10402
  • Trong tuần: 78,707
  • Tất cả: 11,851,499